Giày bảo hộ là trang bị vô cùng quan trọng với người lao động làm việc trong các nhà máy, xưởng gỗ, xưởng cơ khí hay các công trình xây dựng,... Giày bảo hộ giúp bảo vệ đôi chân trước các mối nguy hiểm từ các vật sắc nhọn. Lựa chọn được một đôi giày bảo hộ phù hợp không chỉ giúp người dùng an tâm mà còn nâng cao hiệu suất công việc.
Phần lớn giày bảo hộ lao động đều có những tính năng vô cùng nổi bật như: Chống trơn trượt, chống đâm xuyên, chống thấm nước, chống dập ngón, chống tĩnh điện, cách điện, chịu nhiệt,…
Một số loại giày bảo hộ lao động được tin chọn phổ biến như: Giày bảo hộ Jogger, giày bảo hộ Kingsman, giày bảo hộ Karl Force,...
Vật liệu: Thép hoặc Composite.
Chức năng: Giày bảo hộ mũi lót thép/ composite chống dập ngón chân khỏi vật rơi như gạch, đá, sắt thép.
Tiêu chuẩn: Triệt tiêu lực va đập đến 200J (tiêu chuẩn EN20345)
Vật liệu: Thép hoặc Tấm Kevlar.
Chức năng: Đế giày bảo hộ chống vật nhọn đâm xuyên như đinh, sắt thép.
Tiêu chuẩn: Triệt tiêu lực đâm xuyên đến 15kN (tiêu chuẩn EN20345)
Vật liệu: PU/TPU/Cao su/Phylon.
Chức năng: Chống trơn trượt, chống chịu nhiệt, chống tĩnh điện, gót giảm sốc.
Tiêu chuẩn: SRC/HRO/ESD, Shock Absorption
Vật liệu: E.V.A/Cao su Latex.
Chức năng: Giảm chấn.
Tiêu chuẩn: Impact foam, Shock Absorption
Vật liệu: Mesh Nylon/Cambrella/Coolmax/Cosmo.
Chức năng: Thoáng khí, đẩy hơi ẩm lên bề mặt giày.
Tiêu chuẩn: Breathability
Vật liệu: Da thật/Vải Canvas/Sợi Cordura.
Chức năng: Chống trơn trượt, chống chịu nhiệt, chống tĩnh điện, gót giảm sốc.
Tiêu chuẩn: S1P, S3
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại giày bảo hộ giá rẻ đang được bày bán. Tuy nhiên, để thực sự đảm bảo an toàn cho cơ thể người dùng nên chọn mua loại giày bảo hộ chất lượng và phù hợp với tính công việc của mình.
Ngoài ra, khi lựa chọn loại giày này, người dùng cần chọn đôi giày vừa vặn, đúng với kích thước của chân nhằm đảm bảo sự thoải mái, linh hoạt khi phải làm việc suốt một ngày dài.