Để điều chỉnh lưu lượng của dòng khí, hơi phục vụ cho mục đích điều khiển thiết bị trong hệ thống thì người ta sử dụng 1 thiết bị. Đó chính là van tiết lưu khí nén.
Khí nén là nguồn năng lượng xanh, sạch mà con người đang muốn khai thác sâu, rộng hơn trong những năm tới. Để có thể hình thành nên 1 hệ thống đáp ứng nhu cầu thì các van sẽ là thành phần không thể thiếu.
Van tiết lưu khí nén là 1 thiết bị được dùng trong hầu hết các hệ thống khí có quy mô từ nhỏ đến lớn. Chức năng của van là điều khiển dòng chảy, từ đó giảm tốc độ của dòng chảy 1 phần trong mạch hơi, khí nén. Khiến tốc độ của xi lanh hay bộ truyền động chậm hơn
Nó khác với van kim, van điều chỉnh lưu lượng khí nén điều chỉnh dòng lưu chất khí chỉ theo 1 hướng và nó cho phép dòng này chảy tự do theo hướng ngược lại.
Có thể hiểu đơn giản về nhiệm vụ của nó như sau: Van tham gia điều tiết lưu lượng của dòng hơi, khí nén mà dòng này sẽ qua ống dẫn đến xi lanh, động cơ. Vì thế nên nó điều chỉnh được tốc độ, thời gian hoạt động của các chấp hành, động cơ.
Đối với việc lựa chọn van dùng trong hệ thống thì yêu cầu về tỷ lệ lưu lượng có thể được xem là yếu tố quan trọng nhất. Tốc độ của ben hơi hay thiết bị truyền động nó liên quan cũng như phụ thuộc rất nhiều vào lượng hơi.
Van khí nén điều tiết lưu lượng có nhiều mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu, giá tiền và nếu bạn đang phân vân không biết van A hay van B phù hợp thì hãy để B2B tư vấn và hỗ trợ nhé.
Thông số của thiết bị rất quan trọng nên người dùng cần tham khảo kỹ lưỡng để có thể lựa chọn thiết bị cho mình.
+ Chất liệu van: Đa dạng inox, nhựa, thép, hợp kim không gỉ.
+ Kích cỡ van: Từ 1/8, ¼, ½, 1…
+ Kiểu lắp: Nối ống trực tiếp hoặc nối ren vặn.
+ Khí cấp với mức áp lực: Từ 3~15 Psi hoặc 9~15 Psi, 3~120 Psi.
+ Thời gian bảo hành: Từ 6 đến 12 tháng.
+ Xuất xứ: Nhiều quốc gia Châu Âu, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…
+ Môi trường làm việc, lưu chất làm việc: Khí nén, hơi.
Mỗi một hệ thống sẽ có các yêu cầu riêng nên thông tin mà hãng cung cấp trên thiết bị hoặc catalog là điều mà khách hàng nên nắm.
Một van tiết lưu khí thường sẽ có cấu tạo gồm nhiều bộ phận, chi tiết như:
+ Ống trượt: Đây là phần để kết nối với ống khí nén.
+ Than van: Thường được làm từ nhiều chất liệu, nhựa, inox, thép, sắt mạ. Nó có dạng hình chữ T. Đầu ren để kết nối với với phần vào khí, đầu ra của khí. Ở phía trên là nút điều chỉnh để vặn chỉnh tốc độ của dòng chất.
+ Vòng hãm: Giữ lại ống khí.
+ Vòng làm kín: Nó sẽ nằm ở phía đầu ra của uống để kết nối chắc chắn hơn với các bộ phận ở trong.
+ Ốc vít cố định.
+ Trụ piston: Chức năng để nén áp lực.
+ Ngàm cố định: Giúp cố định những bộ phận lại.
+ Vòng kẹp: Giúp cố định trục.
+ Gioăng chì: Ngăn chặn việc rò rỉ dòng khí nén ra ngoài.
+ Nút vặn điều chỉnh: Tùy chỉnh lưu lượng, áp khí nén.
+ Chốt cố định: Cố định một số bộ phận ở bên trong của van.
Những bộ phận và chi tiết này được thiết kế, gia công chuẩn xác, lắp ráp với nhau tạo nên 1 chỉnh thể, hoạt động hiệu quả và không rò rỉ khí nén. Van cần phải được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ để loại bỏ chất bẩn, kiểm tra các hoạt động. Nó không chỉ là cách giúp hệ thống làm việc thông suốt mà còn giúp nâng cao tuổi thọ của van.
Khi dòng khí nén sạch được dẫn đi qua các van lắp trên hệ thống đường ống, áp lực của môi chất sẽ bị giảm đi dưới tác động của lực ma sát, dòng xoáy được sinh ra.
Độ giảm áp lực của dòng lưu chất như thế nào sẽ phụ thuộc vào chính trạng thái của dòng chất, bản chất, tốc độ của dòng chảy cũng như độ co hẹp, diện tích của ống dẫn.
Việc điều chỉnh các van tiết lưu này thường sẽ giảm giảm đi phần nào hiệu suất môi chất, nhưng đó là 1 yêu cầu cần thiết bởi trong 1 số trường hợp thì cần điều chỉnh công suất của các thiết bị, giảm áp, đo lưu lượng, chấp hành…
Tốc động của khí nén chảy trong hệ thống sẽ tăng lên ở trong lỗ. Khi dòng này đi qua lỗ thì bắt đầu tốc độ giảm xuống và đồng thời áp lực sẽ tăng lên nhưng đảm bảo không bằng ban đầu. Khi vận tốc khí nén thay đổi, áp lực giảm thì khối lượng riêng của khí nén sẽ tăng lên.
Những van điều chỉnh lưu lượng khí bằng tay thì khi dòng khí đi vào van, tùy theo nhu cầu dùng lượng khí như thế nào mà con người sẽ vặn chỉnh vít để lò xo đẩy màng chắn.
Nếu dạo 1 vòng trên thị trường thì số lượng van tiết lưu khí nén có thể lên đến hàng trăm loại. Tuy nhiên, để khách hàng có thể lựa chọn được thì chúng tôi thường phân chia thành 3 nhóm van chính:
Nhóm 1: Van tiết lưu khí có tiết diện thay đổi, điều chỉnh được. Điểm đặc biệt của nó là người dùng có thể điều chỉnh được lưu lượng của dòng hơi, khí nén khi qua van tùy theo yêu cầu. Dòng khí nén sạch sẽ đi từ A qua B và từ B qua A. Tiết diện A sẽ thay đổi lớn hơn hoặc nhỏ hơn thông qua việc vặn tay vít điều chỉnh.
+ Nhóm 2: Van tiết lưu khí nén có tiết diện không thay đổi được. Loại này thì tiết diện là cố định nên không thể thay đổi được. Dòng chảy lưu chất sẽ đi qua khe hở của van tiết lưu tiết diện không thay đổi được.
+ Nhóm 3: Van điều chỉnh lưu lượng khí nén 1 chiều, điều chỉnh bằng tay. Tiết diện của dòng chảy từ A sẽ thay đổi thông qua điều chỉnh vít chỉnh bằng tay. Dòng khí nén từ ống dẫn đi từ A qua B, khi vặn vít thì lò xo sẽ đẩy màng chắn xuống. Dòng khí lúc này sẽ đi qua khoản hở nhỏ giữa mặt tựa màng chắn và màng chắn. Lưu lượng của dòng khí sẽ không điều chỉnh được.
Tùy thuộc đặc điểm của từng hệ thống cũng như mong muốn năng suất, công việc mà khách hàng sẽ lựa chọn 1 loại sao cho phù hợp nhất.
Thiết bị này có 1 số ưu và nhược điểm như:
Ưu điểm
+ Ưu điểm đầu tiên đến từ chức năng của nó. Nếu người dùng vận dụng thiết bị đúng cách thì việc điều chỉnh tốc độ dòng chảy chất khí nén trở nên rất dễ dàng, đúng như ý muốn, nhu cầu. Từ đó, hệ thống làm việc hiệu quả hơn.
+Van này hầu hết không có kích cỡ lớn, thiết kế nhỏ gọn, cấu tạo đơn giản nên có thể bảo dưỡng, di chuyển, lắp đặt 1 cách thuận tiện, nhanh chóng, không tốn nhiều sức lực.
+ Nhu cầu của khách hàng tăng thì cũng là lúc mà thị trường có nhiều loại van, nhiều xuất xứ, giá thành, chất liệu. Người mua có thể tìm kiếm tại các đại lý, cửa hàng hay công ty 1 cách dễ dàng.
+ Với các van tiết lưu làm từ inox hay thép không rỉ thì độ bền cao, chống chịu tốt trong môi trường hóa chất, ăn mòn…
Nhược điểm
Song song với những ưu điểm thu hút sự quan tâm của khách hàng thì thiết bị này vẫn có những nhược điểm mà trong tương lai các hãng sản xuất cần cải tiến hơn như:
+ Van chỉ phù hợp nhất với lưu chất là khí nén
+ Van tiết lưu thường được chế tạo với các kích cỡ nhỏ hoặc trung bình, không có loại kích cỡ lớn, rất lớn. Điều này khách hàng cần phải lưu ý khi lựa chọn.
+ Khí nén bị lẫn tạp chất, bụi đất hay hạt kim loại sẽ có ảnh hưởng đến van. Những dòng khí nén có chất lượng kém này làm van bị tắc nghẽn, ăn mòn nhanh hơn và chóng hỏng.
Có thể nói van điều chỉnh lưu lượng khí nén là 1 thiết bị cần thiết để hình thành 1 hệ thống khí làm việc hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cụ thể, ứng dụng của nó như sau:
+ Dùng trong hệ thống có máy nén khí
Những hệ thống lắp máy nén khí các cỡ từ nhỏ đến lớn đều có sự xuất hiện của van này. Khi dòng khí nén sạch đi qua các van thông qua ống mao dẫn, ống dẫn khí…để đến cơ cấu, chấp hành thì chúng đều đã và đang thực hiện 1 quá trình tiết lưu. Lúc này, áp lực sẽ bị giảm dần xuống nguyên nhân là do lực ma sát mạnh giữa dòng khí và lòng đường ống dẫn.
Thiết bị được hãng nghiên cứu và chế tạo đạt độ tỉ mỉ, tinh xảo nên thích hợp với hầu hết các môi trường hóa chất, nước, hơi, khí… chuyên dùng tại máy đóng gói, máy ép nhôm, máy đóng chai hay 1 số dây chuyền sản xuất thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm… Ngoài ra, van tiết lưu khí nén còn dùng cho hệ thống điều hòa không khí, hệ thống điện lạnh, dầu nhiên liệu, hóa chất, hơi nước nồi sấy…
Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu về thiết bị này, việc lắp đặt và sử dụng sẽ trở nên dễ hơn. Nếu có thắc mắc hoặc gặp khó khăn cần tư vấn chuyên sâu, hãy liên hệ với B2BMart.vn nhé.